Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2017 từ thu nhập ở nhiều lĩnh vực khác nhau đi kèm ví dụ cụ thể để tính thuế TNCN Ví dụ như tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh, …

Cách tính thuế TNCN mới nhất

Cách tính thuế TNCN mới nhất

1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
1.1.Thu nhập từ kinh doanh
Căn cứ theo Luật số 71/2014/QH13 tại Điều 2, Khoản 4 Sửa đổi Điều 10 về cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
“Điều 10. Thuế đối với cá nhân kinh doanh
Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.”
Thuế TNCN = Doanh thu x Thuế suất thuế TNCN
Doanh thu:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thuế suất:
Căn cứ theo Luật 71/2014/QH13 quy định về thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% (Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%).
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%
– Hoạt động kinh doanh khác: 1%
1.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
1.1.1 Đối với cá nhân cư trú và có ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Theo điều 7 của Thông tư 111/2013/TT-BCTC Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Tổng thu nhập:
– Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân.
->Các khoản được miễn thuế bao gồm:Tại Điều 3Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau
– Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết).
– Tiền trang phục không quá 5.000.000/năm.
– Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định. (Khoản phụ cấp này công ty phải xây dựng quy chế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN).
– Tiền phụ cấp thuê nhà cho nhân viên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
– Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
Căn cứ theo Luật số 71/2014/QH13 tại Điều 2, Khoản 3 Bổ sung khoản 15 và khoản 16 vào Điều 4 thì bổ sung thêm các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
->Các khoản giảm trừ bao gồm:Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ bao gồm
– Mức giảm trừ đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học… (Những khoản này phải có giấy chứng nhận khuyên góp của các tổ chức đó).
** Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần, tức là tính theo từng Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng.Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN như sau:
Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ
Cách 2 : Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn theo công thức trên biểu thuế lũy tiến từng phần bên trên để tính. Ta thấy:
Thu nhập tính thuế trong tháng: 22.070.000 là thuộc bậc 4 trong biểu thuế suất lũy tiến.
Mà công thức của bậc 4 là: 20% TNTT – 1,65 triệu
ð Số thuế TNCN phải nộp như sau:
22.070.000 x 20% – 1.650.000 = 2.764.000
1.2.1 Đối với cá nhân không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhậptừ 2.000.000 trở lên như sau:
– Đối với Cá nhân cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).
Chú ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trênnhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuếthì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 23/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thunhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
(Người làm cam kết 23 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết)
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tínhthuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấutrừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cánhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bịxử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
1.2.2 Đối với cá nhân không cư trú
Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) được xác định bằng
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 20%

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ đầu tư vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ chuyển nhượng vốn
->Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn góp được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn
->Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần × Thuế suất 0.1%

4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng × Thuế suất 2%

5. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ bản quyền
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × thuế suất 5%.

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%

Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
7. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ trúng thưởng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 10%

Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng. Chi tiết xem tại Khoản 1, Điều 15 của Thông tư 111/2013.
8. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể quy định tại Khoản 1 điều 16 của thông tư 111/2013/TT-BTC

TỔNG SỐ THUẾ TNCN CỦA CÁ NHÂN PHẢI NỘP = SỐ THUẾ TNCN PHÁT SINH TỪ NGUỒN THU NHẬP TRÊN

Nguồn: Tin tổng hợp trên mạng

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận