Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài,được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy khi một công ty nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Hà Tĩnh, Việt Nam, cũng phải đáp ứng tất cả các điều kiện và quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài:
Điều kiện chung về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập của Chi nhánh:
- Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bản sao các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hay xác nhận phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Công ty nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Công ty nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh:
- Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
- Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
- Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu
- Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh. - Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau: Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác; Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài, Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:
- Không đáp ứng được các quy định nêu trên.
- Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam.
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
- Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Bản chính Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của công ty nước ngoài ký;
- Bản sao Điều lệ của công ty nước ngoài và quyết định giao vốn của công ty nước ngoài cho chi nhánh tại Việt Nam;
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty nước ngoài hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp;
- Xác nhận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài nơi công ty nước ngoài có trụ sở chính về việc công ty nước ngoài không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tình trạng cảnh báo khác trừ trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định khác;
- Báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính hợp nhất (đối với trường hợp công ty nước ngoài là công ty mẹ được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế;
- Bản sao Biên bản họp (nếu có) và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu hoặc đại diện có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của công ty nước ngoài về việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;
- Bản chính danh sách Giám đốc chi nhánh được bổ nhiệm và nhân viên nghiệp vụ dự kiến do cấp có thẩm quyền của công ty chứng khoán nước ngoài ký; kèm theo hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính tới thời Điểm nộp hồ sơ và các tài liệu khác chứng minh Giám đốc chi nhánh, nhân viên hành nghề đáp ứng Điều kiện về nhân sự khi thành lập chi nhánh;
- Bản chính Bản thuyết minh cơ sở vật chất trang bị cho trụ sở chi nhánh kèm theo bản sao hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc thuê trụ sở chi nhánh cùng tài liệu xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc thẩm quyền cho thuê của bên cho thuê trụ sở;
- Quy trình quản lý rủi ro, quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh.
- Hồ sơ được lập bằng tiếng Việt kèm theo tệp thông tin điện tử. Đối với tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực.
Nộp hồ sơ.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì đến nộp hồ sơ tại Bộ Công thương.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Nhận kết quả:
- Theo thời gian ghi trong giấy hẹn, người nộp hồ sơ mang theo giấy hẹn đến Bộ Công thương để nhận giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BLUE
Địa chỉ: Số 146 Nguyễn Sỹ Sách (Tầng 4), TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0974 208 518 – 0947 502 028 để nhận được những dịch vụ tốt nhất