Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Những điểm mới của Luật Doanh Nghiệp 2014

Nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng hội nhập chung của thế giới vào Việt Nam ta. Theo thông tin mới nhất về Luật Doanh nghiệp 2014 đã sửa đổi, được bổ sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế và bất cập của luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp mới 2014 đã tạo ra lộ trình thông thoáng thúc đẩy nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập trong nước.

Những điểm mới của luật Doanh nghiệp 2014

Những điểm mới của luật Doanh nghiệp 2014

1. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty
Theo quy định tại Điều 141 Luật Doanh nghiệp, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 51%. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp, tránh tình trạng phải triệu tập lần thứ 2, lần thứ 3 do không đủ điều kiện.
2. Con dấu của doanh nghiệp, công ty
Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định, theo luật Doanh nghiệp tại Điều 44, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như luật cũ, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hơn thế nữa bây giờ doanh nghiệp có thể khắc được nhiều con dấu để thuận tiện cho việc giao dịch ký kết hợp đồng, miễn sao doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu mình sử dụng với cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp, các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập vào nhau để tạo thành một công ty mới mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định tại luật cũ. Quy định này là sự đổi mới quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp đang hết sức sôi động hiện nay.
Phải nói rằng năm nay 2016 chính xác là có hàng chục điều khoản có lợi cho doanh nghiệp, gọn nhẹ hơn luật trước rất nhiều, đây được xem là tin mừng cho các Doanh nghiệp đang và chuẩn bị phát triển trên con đường thành lập xây dựng thương hiệu.
4. Đăng ký kinh doanh theo quy định của luật 2014
a. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp, thời hạn để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được rút ngắn từ 5 ngày làm việc (theo luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
b. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo đó, luật Doanh nghiệp năm nay đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Đồng thời, khi có sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như luật cũ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp không phải mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh.
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khác với luật Doanh nghiệp 2005, Điều 13 Luật Doanh nghiệp cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty. Đây là quy định hoàn toàn mới mẻ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật, đồng thời, gỡ rối cho doanh nghiệp trong các trường hợp: người đại diện duy nhất không hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.

Nguồn: Tin tổng hợp trên mạng

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận