Theo luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp”.
Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu và phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Việc doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh nói trên phải được tiến hành thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Blue xin chia sẻ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Tham khảo == > Thành lập công ty tại Nghệ An
Những lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh
Đặt tên cho địa điểm kinh doanh:
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, từ ghép của nghĩa.
Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp phải gắn liền với tên doanh nghiệp và phải tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp về việc đặt tên.
Xem thêm: Cách đặt tên công ty theo quy định của pháp luật
Khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký kèm theo Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài và Tên viết tắt của địa điểm kinh doanh (nếu có);
Đặt địa chỉ trụ sở chính của địa điểm kinh doanh:
Ghi chi tiết địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh như đối với việc ghi tên địa chỉ của việc thành lập công ty. Nêu rõ, chính xác tránh tình trạng ghi nhầm lẫn dẫn đến việc phải xin hiệu đính vì hiện nay có một số địa chỉ đã thay đổi, tách hoặc ghép phường.
Đối với những trường hợp địa điểm dự kiến thành lập địa điểm kinh doanh chưa có số nhà thì chủ nhà cần phải làm thủ tục xin đăng ký số nhà nước. Sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư. Vì sở không cấp phép đối với trường hợp chưa có số nhà.
Và khi đăng ký, công ty cần lưu ý không được tiến hành việc đăng ký địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể.
Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh hoạt động phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ, trên giấy phép của địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
Về điều kiện người đứng đầu địa điểm kinh doanh như đối với điều kiện người đứng đầu của công ty.
Chuẩn bị hồ sơ :
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư.
Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng
Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh:
Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2017 đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/ năm;
Treo biển tại địa điểm kinh doanh;
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ ngay công ty Luật Blue để được tư vấn miễn phí