Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Doanh nghiệp tư nhân và những vấn đề cần biết về doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang muốn tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp tư nhân? hãy cùng tư vấn blue chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các thông tin xoay quanh về doanh nghiệp tư nhân và những vấn đề cần biết về doanh nghiệp tư nhân

dntn

Hình minh họa

Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân:

Theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Có nghĩa là, chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp này không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Thêm vào đó, loại hình doanh nghiệp này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc không?

Do đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.

Theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Lưu ý, dù thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của nghiệp.

Giám đốc được thuê chỉ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi được chủ doanh nghiệp giao hoặc được chủ doanh nghiệp ủy quyền.

Trước khi tiến hành các thủ tục để thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần căn nhắc kỹ tới các ưu, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

– Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

– Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản

– Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại không ít hạn chế, cụ thể:

– Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

– Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

– Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác

– Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân

1 Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.

2. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một trong các điều kiện để một tổ chức được nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)

Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân khiến loại hình doanh nghiệp này khác biệt.

3. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân

Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp.

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.

Điều này có nghĩa là không có sự tách bạch trong tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc quản lý

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

Chủ doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ

Do không có sự độc lập về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

Trên đây là những thông tin cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân mà tư vấn Blue chúng tôi chia sẻ với quý vị. hãy liên hệ với tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí nhé.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận