Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm (cách gọi khác là công bố chất lượng) là nhắm để nâng cao lòng tin và uy tín của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng là điều kiện pháp lý đủ để sản phẩm doanh nghiệp lưu thông trên thị trường. Khi được công bố sẽ tạo uy tin trên thị trường hơn qua đó lấy được lòng tin cho khách hàng làm tăng doanh thu kinh doanh.

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước  (Nguồn internet)

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước (Nguồn internet)

Các bước tiên hành công bố thực phẩm thường tại Việt Nam

1. Kiểm nghiệm:

Nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa, để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để được lưu hành trên thị trường cần thông qua các quy trình về kiểm nghiệm.Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm có sự khác nhau.

2. Công bố chất lượng sản phẩm:

Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Có chứng nhận tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước đối với sản phẩm, qua đó cũng là lời cam kết giữa doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm đối với người dùng

3. Chứng nhận sản phẩm:

Chứng nhận sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, trong nước… (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm hay hàng hoá họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Sản phẩm sẽ được giám sát định kỳ và qua một quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
  1. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  2. Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả;
  3. Kế hoạch kiểm soát chất lượng
  4. Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  5. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  6. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  7. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước  (Nguồn internet)

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước (Nguồn internet)

Quy trình công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Quy trình thực hiện việc xin cấp phép, công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước như sau:

Bước 1: Cơ sở sản xuất cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận ISO về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thì không cần bước này.

Bước 2: Sản xuất mẫu thử để kiểm nghiệm sản phẩm, yêu cầu mẫu thử sản xuất theo công thức của sản phẩm cấp số xác nhận công bố. Để có thể kiểm nghiệm chính xác thực phẩm chức năng trong nước doanh nghiệp cần chú ý đến thành phần cần định tính, thành phần cấu tạo của sản phẩm.

Bước 3: Tiến hành thiết kế nhãn sản phẩm. Nhãn sản phẩm phải đảm bảo đúng quy định về ghi nhãn hàng hóa; phải có các thông tin về nhà sản xuất, nhà phân phối (nếu có); địa chỉ sản xuất, công dụng, đối tượng sử dụng, cách sử dụng, ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng…

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước đầy đủ và hợp lệ.

Bước 5: Tiến hành đăng tải hồ sơ theo tài khoản được cấp. Ký chữ ký số, đóng lệ phí, theo dõi hồ sơ, chỉnh sửa bổ sung nếu có, nhận kết quả.

Kết quả thực hiện: Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Dịch vụ của Luật Blue về công bố thực phẩm

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố thực phẩm chức năng;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu cần thiết;
  • Đánh giá tính pháp lý của các tài liệu. Hướng dẫn hoặc gửi biểu mẫu để Quý khách hàng xin nhà sản xuất cấp lại nếu tài liệu chưa hợp lệ.
  • Thực hiện thủ tục xin công văn giải tỏa hàng mẫu phục vụ cho mục đích kiểm nghiệm sản phẩm;
  • Dịch nhãn sản phẩm, tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định hiện hành đối với từng nhóm sản phẩm tiết kiệm tối đa chi phí kiểm nghiệm.
  • Hỗ trợ kiểm nghiệm cho Quý khách hàng.
  • Tư vấn công dụng của sản phẩm trước khi thực hiện kiểm nghiệm và trong quá trình xây dựng hồ sơ công bố.
  • Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ đối với doanh nghiệp công bố lần đầu trên hệ thống công bố sản phẩm trực tuyến của Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế.
  • Soạn thảo hồ sơ công bố thực phẩm chức năng theo quy định. Kê khai hồ sơ, ký số, nộp phí thẩm định hồ sơ cho Quý khách hàng.
  • Tư vấn thủ tục thông quan sản phẩm, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng.
  • Hướng dẫn cách thức kiểm lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng khi thực hiện thủ tục thông quan sản phẩm.
  • Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận