Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Thủ tục thành lập công ty giáo dục – đào tạo

Giáo dục và đào tạo giúp con người hoàn thiện về nhân cách, tự tin về suy nghĩ và định hướng tốt cho nghề nghiệp. Mọi quốc gia, dân tộc đều đề cao vai trò của nền giáo dục và đào tạo, Việt Nam cũng vậy. Do đó, quan tâm đến giáo dục và đào tạo không còn chỉ giới hạn trong các tổ chức, cơ quan nhà nước mà được phổ biến rộng rãi toàn xã hội. Và việc các công ty, doanh nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng ngày một tăng cao. Vậy muốn thành lâp công ty cần phải có những thủ tục gì? Hãy cùng tư vấn Blue chúng tôi tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty giáo dục – đào tạo.

gd

Hình minh họa

Các bước thành lập công ty đào tạo được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty đào tạo bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Blue (trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).

Trong thời gian từ 03 – 05 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai. Nếu không công bố hoặc công bố không đúng thời gian trên thì doanh nghiệp có thể bị phạt tiền (theo Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin cơ bản đó là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp. Và trước khi sử dụng, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh chứ không cần đăng ký mẫu dấu với Cơ quan Công an như trước đây.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (mẫu 06);
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký nộp thuế điện tử;
  • In và đặt in hóa đơn lần đầu;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Hiện nay, quyền tự do kinh doanh của công dân được mở rộng – có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Quý khách hàng có thể lựa chọn để kinh doanh một/ một số ngành nghề sau đây:

– Mã số 8510: Giáo dục Mầm non.

– Mã số 8520: Giáo dục Tiểu học.

– Mã số 8531: Giáo dục Trung học cơ sở & Trung học phổ thông.

– Mã số 8532: Giáo dục nghề nghiệp.

– Mã số 8541: Đào tạo Cao đẳng.

– Mã số 8542: Đào tạo Đại học và sau đại học.

– Mã số 8551: Giáo dục Thể thao & Giải trí.

– Mã số 8552: Giáo dục Văn hóa nghệ thuật.

– Mã số 8559: Giáo dục khác (các dịch vụ dạy kèm; giáo dục dự bị; dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại; dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe; đào tạo tự vệ; dạy máy tính;…).

Phần lớn những ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, Quý khách hàng cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiến hành hoạt động kinh doanh.Có thể kể đến một số những điều kiện cơ bản như: Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính, chương trình đào tạo,…

Nếu quý vị cần tư vấn thêm về thủ tục thành lập công ty giáo dục – đào tạo, hãy liên hệ ngay với công ty tư vấn Blue chúng tôi để được hướng dẫn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận