Gỡ vướng về chính sách thuế khi thực hiện Nghị định 59 và Thông tư 39
Trước vướng mắc của hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC , Cục Thuế XNK- Tổng cục Hải quan đã có những giải đáp cụ thể về các nội dung: Thời hạn nộp thuế, đối tượng kiểm tra, bảo lãnh tiền thuế, hồ sơ không thu thuế đối với hàng hóa NK, hàng XNK tại chỗ…
Hồ sơ không thu thuế
Gặp vướng khi thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế XK đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu NK nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba, Hải quan Gia Lai – Kon Tum cho biết, tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục XK, cơ quan Hải quan không thu thuế đối với hàng hóa XK trả lại hoặc XK sang nước thứ ba hoặc XK vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định”. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn về thủ tục phân loại hồ sơ không thu thuế đối với trường hợp này.
Hải quan Đắk Lắk cũng thắc mắc về Hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này được thực hiện theo quy định nào để đảm bảo giải quyết thủ tục không thu thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 và Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 20/1/2015 của Chính phủ. Trường hợp phải áp dụng chung như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì sẽ phát sinh nhiều chứng từ không cần thiết và không thể thực hiện tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho hàng tái xuất, tái nhập.
Cụ thể, đơn vị này thắc mắc, trường hợp phải thực hiện chung việc giải quyết hồ sơ không thu thuế như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi thì có thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào?
Trả lời vướng mắc Hải quan Gia Lai – Kon Tum, Tổng cục Hải quan cho biết, việc phân loại hồ sơ không thu thuế XK đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu NK nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba được hướng dẫn tại Điều 27 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.
Đối với vướng mắc của Hải quan Đắk Lắk, Tổng cục Hải quan cho biết, việc không thu thuế đối với hàng hóa NK được hướng dẫn tại Điều 27, Điều 28 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.
Thời hạn nộp thuế
Gặp vướng về quy định thời hạn nộp thuế, Hải quan Thanh Hóa thắc mắc, tại Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp thuế, Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bãi bỏ khoản 1,2,3,6,9 Điều 42, tuy nhiên tại khoản 7 của Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC vẫn trích dẫn “Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này”, vậy phải thực hiện như thế nào?
Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Điều 9 Luật thuế XK, NK (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016) quy định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng (trừ trường hợp có bảo lãnh và doanh nghiệp ưu tiên). Như vậy, kể từ ngày 1/9/2016 thì thời hạn nộp thuế của hàng hóa XK, NK thực hiện theo quy định tại Luật thuế XK, NK, theo đó quy định tại Khoản 3 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng hết hiệu lực.
Căn cứ quy định trên, trường hợp chưa có giá chính thức thì thực hiện như sau: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế hoặc có bảo lãnh theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.
Cũng thắc mắc về thời hạn nộp thuế, Hải quan Hải Phòng có nêu, tại Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định tại điểm c.2.2.2 “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau… Thời hạn nộp thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng”. Vậy, thời hạn nộp thuế của: “tờ khai cuối cùng” được hiểu là tờ khai cuối cùng của cả lô hàng bị ấn định hay tờ khai cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt trong trường hợp có nhiều hơn một mặt hàng bị ấn định, đơn vị này cho rằng Tổng cục Hải quan cần hướng dẫn rõ.
Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại điểm a Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm c.2.2.2 Khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai XK hoặc NK lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây: (số tiền thuế ấn định bằng tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan) chia cho (tổng số hàng hóa tại các tờ khai hải quan) nhân (Số lượng hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng). Thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng.”
Theo quy định nêu trên thì tờ khai cuối cùng là tờ khai hải quan cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt bị ấn định thuế.
Hàng hóa XNK tại chỗ
Tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai phát sinh nhiều trường hợp các doanh nghiệp XNK tại chỗ giao nhận hàng trong nước với nhau, không phải XK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này, bởi hiện Luật Thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11, Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật đều không quy định điều kiện miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa XK tại chỗ.
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: Hoàn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã XK sản phẩm thì: “Người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế NK đã nộp”.
Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính: Hàng hoá NK đã nộp thuế NK để sản xuất hàng hoá XK ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế NK tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế XK và không phải nộp thuế XK đối với hàng hóa XK có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư NK và được xác định cụ thể như sau: “Tổ chức, cá nhân NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa XK”.
Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã bãi bỏ tất cả các điều khoản liên quan đến miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa XK tại chỗ.
Trả lời vướng mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, từ 1/9/2016, sản phẩm sản xuất XK được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu XK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định đối tượng xét miễn thuế, do vậy, đề nghị đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.Hồ sơ không thu thuế
Gặp vướng khi thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế XK đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu NK nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba, Hải quan Gia Lai – Kon Tum cho biết, tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục XK, cơ quan Hải quan không thu thuế đối với hàng hóa XK trả lại hoặc XK sang nước thứ ba hoặc XK vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định”. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn về thủ tục phân loại hồ sơ không thu thuế đối với trường hợp này.
Hải quan Đắk Lắk cũng thắc mắc về Hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này được thực hiện theo quy định nào để đảm bảo giải quyết thủ tục không thu thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 và Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 20/1/2015 của Chính phủ. Trường hợp phải áp dụng chung như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì sẽ phát sinh nhiều chứng từ không cần thiết và không thể thực hiện tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho hàng tái xuất, tái nhập.
Cụ thể, đơn vị này thắc mắc, trường hợp phải thực hiện chung việc giải quyết hồ sơ không thu thuế như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi thì có thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào?
Trả lời vướng mắc Hải quan Gia Lai – Kon Tum, Tổng cục Hải quan cho biết, việc phân loại hồ sơ không thu thuế XK đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu NK nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba được hướng dẫn tại Điều 27 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.
Đối với vướng mắc của Hải quan Đắk Lắk, Tổng cục Hải quan cho biết, việc không thu thuế đối với hàng hóa NK được hướng dẫn tại Điều 27, Điều 28 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.
Thời hạn nộp thuế
Gặp vướng về quy định thời hạn nộp thuế, Hải quan Thanh Hóa thắc mắc, tại Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp thuế, Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bãi bỏ khoản 1,2,3,6,9 Điều 42, tuy nhiên tại khoản 7 của Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC vẫn trích dẫn “Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này”, vậy phải thực hiện như thế nào?
Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Điều 9 Luật thuế XK, NK (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016) quy định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng (trừ trường hợp có bảo lãnh và doanh nghiệp ưu tiên). Như vậy, kể từ ngày 1/9/2016 thì thời hạn nộp thuế của hàng hóa XK, NK thực hiện theo quy định tại Luật thuế XK, NK, theo đó quy định tại Khoản 3 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng hết hiệu lực.
Căn cứ quy định trên, trường hợp chưa có giá chính thức thì thực hiện như sau: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế hoặc có bảo lãnh theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.
Cũng thắc mắc về thời hạn nộp thuế, Hải quan Hải Phòng có nêu, tại Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định tại điểm c.2.2.2 “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau… Thời hạn nộp thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng”. Vậy, thời hạn nộp thuế của: “tờ khai cuối cùng” được hiểu là tờ khai cuối cùng của cả lô hàng bị ấn định hay tờ khai cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt trong trường hợp có nhiều hơn một mặt hàng bị ấn định, đơn vị này cho rằng Tổng cục Hải quan cần hướng dẫn rõ.
Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại điểm a Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm c.2.2.2 Khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai XK hoặc NK lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây: (số tiền thuế ấn định bằng tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan) chia cho (tổng số hàng hóa tại các tờ khai hải quan) nhân (Số lượng hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng). Thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng.”
Theo quy định nêu trên thì tờ khai cuối cùng là tờ khai hải quan cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt bị ấn định thuế.
Hàng hóa XNK tại chỗ
Tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai phát sinh nhiều trường hợp các doanh nghiệp XNK tại chỗ giao nhận hàng trong nước với nhau, không phải XK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này, bởi hiện Luật Thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11, Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật đều không quy định điều kiện miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa XK tại chỗ.
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: Hoàn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã XK sản phẩm thì: “Người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế NK đã nộp”.
Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính: Hàng hoá NK đã nộp thuế NK để sản xuất hàng hoá XK ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế NK tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế XK và không phải nộp thuế XK đối với hàng hóa XK có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư NK và được xác định cụ thể như sau: “Tổ chức, cá nhân NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa XK”.
Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã bãi bỏ tất cả các điều khoản liên quan đến miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa XK tại chỗ.
Trả lời vướng mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, từ 1/9/2016, sản phẩm sản xuất XK được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu XK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định đối tượng xét miễn thuế, do vậy, đề nghị đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Nguồn: Thư viện pháp luật.