Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

DNTN là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo luật định; Do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này tư vấn Blue xin chia sẻ trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

1. Quyền quản lý doanh nghiệp

Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế ; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tự khai và có nghĩa vụ khai báo chính xác. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê đưa vào hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Cho thuê doanh nghiệp

Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế.

Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

4. Bán doanh nghiệp tư nhân

Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật doanh nghiệp.

5. Tạm ngừng hoạt động

Chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, Qúy khách hàng có thể lực chọn nộp hồ sơ qua một trong hai phương thức:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư nới doanh nghiệp đặt trụ sở;
  • Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại website dangkykinhdoanh.gov.vn.

Cá nhân/ tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC;

  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên,
  • Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết;

Hiện tại số đăng ký kinh doanh và mã số thuế được hợp nhất thành mã số doanh nghiệp ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp;

Lưu ý:

Hiện nay, 100% doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Hà Nội phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử phải nộp kèm theo bản scan tài liệu trong hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử: Sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản giấy (hồ sơ doanh nghiệp scan nộp trên website);
  • Giấy biên nhận;
  • Thông báo hồ sơ qua mạng hợp lệ.
  • Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 4: Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu

Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu công ty theo thông tin mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp

Mọi vấn đề vướng mắc về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân , quý vị  hãy liên hệ tư vấn  Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận