Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.
Các chế tài đang được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Chế tài thứ nhất là chế tài hành chính.
- Chế tài thứ hai là chế tài hình sự.
- Chế tài thứ ba là chế tài dân sự.
Thủ tục tùy theo đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ: Tùy theo từng đối tượng có thủ tục hồ sơ khác nhau.
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tên thương mại: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của công ty
- Đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm
- Đăng ký bảo hộ Sáng chế/giải pháp hữu ích
- Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- Đăng ký bảo hộ thiết kế, mạch tích hợp…
Thủ tục khiếu nại vi phạm sở hữu trí tuệ
Chủ thể khiếu nại
Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định
Chứng minh tư cách chủ thể và chuẩn bị tài liệu:
Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng license (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu) đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
- Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
- Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân/tổ chức, địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Nơi tiếp nhận: Đơn khiếu nại có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ
- Thụ lý đơn: đơn khiếu nại được kiểm tra có đầy đủ nội dung yêu cầu, sau đó ra quyết định thụ lý đơn
- Thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ
- Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Để đảm bảo quyền lợi của mình liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì các chủ thể có thể tiến hành khiếu nại. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu được pháp luật quy định cụ thể như trên tạo nên hành lang pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Cơ sở pháp lý Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung.
Dịch vụ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại tư vấn Blue
- Tư vấn cá vấn đề liên quan đến việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản của mình.
- Đại diện cho cá nhân, tổ chức, cơ quan sở hữu tài sản trí tuệ thực hiện việc xác lập và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện các nội dung dịch vụ liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ.
- Thực hiện việc phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa dự kiến đăng ký và tiến hành việc tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký đối với nhãn hiệu. Trường hợp, nhãn hiệu hàng hóa mà quý khách dự định đăng ký gây trùng với nhãn hiệu đã đăng ký Luật Tân Lộc sẽ tư vấn cho khách hàng thực hiện việc điều chỉnh hoặc bổ sung thông tin để nâng cao khả năng đăng ký nhãn hiệu.
- Tư vấn giúp khách hàng các thủ tục, giải pháp pháp lý cũng như hướng dẫn khách hàng sử dụng nhãn hiệu một cách hiệu quả, đúng quy định của pháp luât.
- Soạn thảo Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp khách hàng. Đại diện cá nhân, cơ quan, tổ chức sở hữu tài sản trí tuệ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cũng như trực tiếp thay mặt khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.