Bạn là người mới thành lập ra công ty nhưng bạn chưa có những thủ tục về khắc dấu ,làm mẫu dấu cho công ty để xác nhận mẫu dấu của công ty lên các cơ quan có thẩm quyền. Bạn chưa biết các thủ tục cần thiết và các quy định để khắc dấu công ty vậy hãy cùng tư vấn Blue tìm hiểu về các thủ tục khắc dấu tròn cho các doanh nghiệp mới thành lập ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Các quy định thủ tục khắc dấu tròn khi thành lập công ty
Sau khi thực hoàn tất thủ tục đăng ký thanh lap cong ty và có giấy phép đăng ký kinh doanh, vấn đề tiếp theo cần phải thực hiện đó là làm thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu con dấu cho công ty.
Từ ngày 01/7/2015, Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu áp dụng Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu công ty đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho công ty.
Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay công ty được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. công ty có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Trước khi sử dụng con dấu, công ty chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của công ty.
Thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp gồm:
1. Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp (Phụ lục II-8)
2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận được hồ sơ thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Một số lưu ý về mẫu con dấu doanh nghiệp
1. Số lượng: tùy chọn. (do doanh nghiệp quyết định).
2. Mẫu con dấu: hình thức, kích cỡ, nội dung và màu mực dấu. (mỗi doanh nghiệp phải thống nhất về hình thức, nội dung và kích thước con dấu)
– Hình thức: hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác.
3. Hình ảnh, ngôn ngữ không được dùng trong nội dung mẫu con dấu
– Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp phải tự đảm bảo về tính hợp pháp của mẫu con dấu. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
4. Quy định về mẫu con dấu với các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015
– Nếu tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp thì được tiếp tục dùng và không phải thông báo mẫu con dấu cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp muốn làm thêm con dấu hoặc thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu như hướng dẫn trên.
– Nếu doanh nghiệp làm mới con dấu thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
– Nếu bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu mới, đồng thời phải thông báo việc mất con dấu, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.