Thay đổi tên công ty để phù hợp với loại hình, ngành nghề kinh doanh, phù hợp với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty, ngoài ra còn phải phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Trong bài viết này tư vấn Blue đăng ký thay đổi tên công ty theo đúng quy định như sau:
Quy định về tên doanh nghiệp
Đối với trường hợp này bạn có thể thay đổi tên công ty được nhưng bạn phải tuân thủ quy định về tên công ty theo quy định tại điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 38. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”
Một số lưu ý khi thay đổi tên doanh nghiệp
1. Thay đổi tên công ty phải khắc lại con dấu
Theo quy định thì nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện thông tin tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Do đó sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với nội dung tên doanh nghiệp đã thay đổi thì doanh nghiệp phải tiến hành khắc lại con dấu theo tên mới và thực hiện thủ tục thay đổi mẫu dấu.
Hồ sơ thay đổi mẫu dấu là thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT (Phụ lục II-9). Thủ tục thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu được thực hiện trên trang web Cổng thông tin điện tử quốc gia sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp dấu cũ của doanh nghiệp do cơ quan Công An cấp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục trả dấu tại cơ quan công an.
2. Thay đổi tên chủ sở hữu trên các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu
Đối với các tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp, sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục thay đổi tên chủ sở hữu trên các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu. Ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp gồm những giấy tờ sau đây:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu Phụ lục II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành); Thông báo bao gồm các nội dung:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Nội dung thông tin thay đổi: Thay đổi tên doanh nghiệp;
- Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty hợp danh: Quyết định và Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên.
Đối với công ty cổ phần: Quyết định và Bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.
Thủ tục nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số
Bước 1. Nộp Hồ sơ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thông tin, tải văn bản đã được định dạng dữ liệu điện tử liên quan đến việc thay đổi tên công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Sau khi hoàn tất việc kê khai trên người đại diện sử dụng chữ ký số để ký hồ sơ.
Bước 2. Tiếp nhận Giấy biên nhận kết quả: Sau khi hoàn tất việc ký số Hồ sơ, người đại diện theo pháp luật nhận giấy biên nhận hồ sơ qua email đã đăng ký.
Bước 3. Tiếp nhận kết quả xử lý Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Sau khi nhận được Hồ sơ, chuyên viên thụ lý sẽ tiến hành việc xử lý hồ sơ.
- Trường hợp Hồ sơ hợp lệ, chuyên viên thụ lý Hồ sơ sẽ gửi lại Thông báo hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp trên cơ sở nội dung thay đổi.
- Trường hợp Hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên thụ lý Hồ sơ sẽ gửi Thông báo sửa đổi, bổ sung Hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi thông tin, dữ liệu đã tải lên mạng theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4. Doanh nghiệp trực tiếp tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội để nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Blue để được hỗ trợ thực hiện thủ tục nhanh chóng nhất. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sau:
- Tư vấn và tra cứu miễn phí tên thay đổi cho doanh nghiệp
- Soạn hồ sơ thay đổi tên cho doanh nghiệp
- Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Khắc con dấu mới cho doanh nghiệp
- Thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu mới cho doanh nghiệp
- Thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế cho doanh nghiệp.
Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký thay đổi tên công ty theo đúng quy định, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.