Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Quốc Cường Gia Lai kinh doanh khó khăn, đang mượn cả nghìn tỷ đồng từ gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan

qcg-avar-1542634936588597330034-crop-1542634945240424634220

Tính đến cuối quý 3/2018, Quốc Cường Gia Lai còn đang “mượn” đến 1.437 tỷ đồng từ các cá nhân, kể tên có Chủ tịch Loan hơn 251 tỷ đồng, em rể bà Loan hơn 45 tỷ, em gái Nguyệt gần 363 tỷ và 147 tỷ đồng từ con gái bà Loan cùng một số người khác…

Chiều ngày 16/11 vừa qua, Quốc Cường Gia Lai (QCG) bất ngờ công bố thông tin ông Nguyễn Quốc Cường – con trai Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan – từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 vì lý do cá nhân. Cùng ngày, HĐQT cũng quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc của ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la), thời gian hiệu lực kể từ ngày 16/11/2018.

Trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cổ phiếu QCG trên thị trường đã giảm lại càng giảm điểm. Riêng phiên 19/11, ngay sau thông tin Cường Đô la rút chân khỏi ban lãnh đạo, cổ phiếu giảm mạnh 3,4% tương đương 240 đồng mỗi cổ phiếu, về mức 6.800 đồng.

Giao dịch cổ phiếu QCG 6 tháng qua.

Giao dịch cổ phiếu QCG 6 tháng qua.

Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Cường chỉ nắm giữ 537.500 cổ phiếu (0,2% vốn) của QCGL khá nhỏ so với hơn 37,05% cổ phần của mẹ cũng như 14,32% của em gái Nguyễn Ngọc Huyền My.

Ngoài ra, gia đình gồm em gái, em rể của bà Loan cũng nắm một lượng lớn cổ phiếu QCG. Em rể bà Loan là ông Hồ Viết Mạnh (nắm 0,56% tương đương hơn 1,5 triệu cổ phiếu) và 2 em gái bà là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (nắm 3,52% tương đương 9,7 triệu cổ phiếu) và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (nắm 0,02% tương đương 68.060 cổ phiếu). Hơn nữa, con ruột ông Mạnh là Hồ Thảo Nguyên (cháu bà Loan) cũng đang sở hữu đến 2,34% vốn QCG, xấp xỉ 6,5 triệu cổ phiếu. Tổng cộng, sở hữu của gia đình bà Loan và những người liên quan tại QCG lên đến 160 triệu cổ phiếu, tức hơn 58% vốn.

Tổng cộng, sở hữu của gia đình bà Loan và những người liên quan tại QCG lên đến 160 triệu cổ phiếu, tức hơn 58% vốn.

Tổng cộng, sở hữu của gia đình bà Loan và những người liên quan tại QCG lên đến 160 triệu cổ phiếu, tức hơn 58% vốn.

Kinh doanh khốn khó

Được biết, thông tin Cường Đô la rút chân khỏi QGC ngay sau nhiều thông tin liên quan đến dự án Phước Kiển, đi cùng với tình hình kinh doanh tương đối khốn khó của Công ty. Chi tiết, quý 3/2018 QCG chỉ đạt doanh thu 82 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế vỏn vẹn hơn 1 tỷ, tức ghi nhận giảm khoảng 30% doanh thu, thậm chí lợi nhuận chưa bằng 1% của cùng kỳ năm trước.

Phía QCG cho biết, nguyên nhân khiến doanh thu giảm mạnh do trong quý vừa qua Công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng. Trong khi đó, lợi nhuận giảm mạnh do quý 3 năm ngoái Công ty có khoản chuyển nhượng đầu tư tài chính, với doanh thu hơn 200 tỷ đồng.

Lũy kế, sau 9 tháng, doanh thu QCG đạt 519 tỷ và lợi nhuận trước thuế gần 58 tỷ đồng, giảm tương ứng 24% và 88% so với 9 tháng 2017. So với kế hoạch 1.800 tỷ doanh thu và 320 tỷ lợi nhuận trước thuế, QCG đến nay chỉ mới hoàn thành lần lượt vỏn vẹn 29% và 18%.

Về QCG, từng được biết đến là một “đại gia” trong ngành bất động sản tuy nhiên những năm trở lại đây doanh thu từ hạng mục này giảm mạnh, tỷ trọng đóng góp theo đó cũng điều chỉnh nhanh chóng. Đến quý 3 năm nay, doanh thu bất động sản giảm từ mức 39 tỷ về chưa đến 3 tỷ đồng, tức giảm hơn 13 lần.

Không chỉ bất động sản, QCG còn thu tiền từ 2 mảng thủy điện, đây từng được Công ty đặt làm trọng tâm trong bối cảnh kinh doanh nhà đất gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Công ty cũng có trồng nông trường cao su, hiện ghi nhận hơn 226 tỷ đồng chi phí dở dang tính đến ngày 30/9/2018. Nhìn chung, giai đoạn 2011-2017 doanh thu QCG biến động khá mạnh, từ năm 2016 đến nay liên tục sụt giảm.

Đến quý 3 năm nay, doanh thu bất động sản giảm từ mức 39 tỷ về chưa đến 3 tỷ đồng, tức giảm hơn 13 lần.

Đến quý 3 năm nay, doanh thu bất động sản giảm từ mức 39 tỷ về chưa đến 3 tỷ đồng, tức giảm hơn 13 lần.

Phải trả gần 1.500 tỷ đồng cho các cá nhân

Kinh doanh èo uột thời gian gần đây, vấn đề QCG đối mặt chính là việc hàng loạt dự án bất động sản “dậm chân tại chỗ” với hàng nghìn tỷ đồng tồn kho mắc kẹt. Cùng với đó, Công ty tương đối khó khăn về nguồn vốn để đổ vào các dự án còn dang dở, áp lực chi phí lãi vay cao khi đang vay nợ tương đối lớn.

Tính đến thời điểm 30/9/2018, tổng tồn kho QCG ghi nhận 7.297 tỷ đồng, tăng so với mức 6.917,5 tỷ đầu kỳ, tức hàng tồn đang chiếm đến hơn 73% giá trị tài sản ngắn hạn. Chi tiết tồn kho, tổng bất động sản dở dang chiếm đến 94% với hơn 6.848 tỷ đồng, trong đó dự án Phước Kiển ghi nhân đến 4.803 tỷ đồng. Được biết, Phước Kiển là dự án “ngốn” nhiều nhất các khoản vay tại QCG, dự án được hạch toán vào BCTC QCG từ năm 2009 với tên gọi Dự án đất nền Phước Kiển, giá trị dở dang lúc bấy giờ là 762 tỷ đồng.

Chi tiết tồn kho, tổng bất động sản dở dang chiếm đến 94% với hơn 6.848 tỷ đồng, trong đó dự án Phước Kiển ghi nhân đến 4.803 tỷ đồng.

Chi tiết tồn kho, tổng bất động sản dở dang chiếm đến 94% với hơn 6.848 tỷ đồng, trong đó dự án Phước Kiển ghi nhận đến 4.803 tỷ đồng.

Liên quan đến nợ vay, tính đến cuối quý 3/2018, tổng nợ QCG ghi nhận 8.379 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, nợ ngắn hạn là 7.919 tỷ đồng tương đương 94,5% tổng nợ, tập trung tại hai khoản là doanh thu chưa thực hiện 1.075 tỷ và phải trả ngắn hạn 6.492,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại các khoản vay ngân hàng, hầu hết dự án QCG từ bất động sản, thủy điện hay nông trường cao su đều được mang đi thế chấp.

Mặt khác, Công ty còn đang “mượn” đến 1.437 tỷ đồng từ các cá nhân, kể tên có Chủ tịch Loan hơn 251 tỷ đồng, em rể bà Loan hơn 45 tỷ, em gái Nguyệt gần 363 tỷ và 147 tỷ đồng từ con gái bà Loan cùng một số người khác…

Công ty còn đang "mượn" đến 1.437 tỷ đồng từ các cá nhân bao gồm bà Loan và người liên quan.

Công ty còn đang “mượn” đến 1.437 tỷ đồng từ các cá nhân bao gồm bà Loan và người liên quan.

Túc Mạch

Theo Trí thức trẻ

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận