Thủ tục nhượng quyền thương hiệu thường xảy ra trong mua bán kinh doanh vì các doanh nghiệp luôn có những bước phát triển và hòa nhập quốc tế để mở rộng việc sản xuất của mình. Tuy nhiên quy trình và thủ tục nhượng quyền thương hiệu cũng còn nhiều vướng mắc nếu không nắm rõ có thể làm thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp cũng như cá nhân. Bài viết hôm nay tư vấn Blue sẽ đề cập đến vấn đề về các thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau.
Định nghĩa về nhượng quyền thương mại
Như đã biết thì hình thức nhượng quyền thương mại là sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh để chuyển giao và nhận chuyển giao những hình thức kinh doanh sản xuất sản phẩm. Bên chuyển giao phải nhượng quyền đầy đủ cả về hình thức kinh doanh lẫn cách quản lý hệ thống. Người nhận nhượng quyền sẽ trả các chi phí theo thỏa thuận. Việc nhượng quyền chỉ có thể diễn ra sau khi đã hoàn tất các thủ tục nhượng quyền thương hiệu theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cả 2 bên.
Trường hợp yêu cầu đăng ký nhượng quyền thương mại:
– Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp;
-Các hoạt động nhượng quyền sau không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại.
– Nhượng quyền trong nước;
– Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Thời điểm thực hiện: trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thẩm quyền đăng ký: Bộ Công thương.
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương;
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận khi nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;
– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy trình thực hiện:
– Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;
– Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết;
– Trường hợp từ chối đăng ký cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Các điều khoản cần lưu ý khi thực hiện nhường quyền thương mại
Điều khoản về đảm bảo chất lượng:
Hiện nay, có rất nhiều bên nhận quyền, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống không đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng. Điều này dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu và để mất khách hàng vào tay đối thủ. Điều khoản về đảm bảo chất lượng có thể giúp bên nhượng quyền giải quyết vấn đề này. Tương ứng với mỗi đối tượng được nhượng quyền, các bên nên ghi nhận rõ quy trình sản xuất, điều kiện trưng bày, bảo quản… và chế tài kèm theo nếu việc không tuân thủ của bên nhận quyền gây hoặc có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín và sự nhận diện thương hiệu. Nếu chờ đợi đến kỳ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất thì rất rủi ro, vì khi ấy có lẽ khách hàng đã quay lưng với thương hiệu của mình.
Điều khoản về bảo mật thông tin:
Tuy việc giữ bí mật về bảo mật thông tin là một nghĩa vụ của bên nhận quyền, nhưng việc quy định rõ về các hình thức phát tán thông tin bị xem là vi phạm cũng như những thông tin như thế nào được xem là bí mật sẽ giúp bên nhượng quyền bảo vệ tối đa quyền lợi cho mình. Thị trường cũng đã ghi nhận được nhiều trường hợp những người đi sau bỏ xa những người đi trước trong cùng một lĩnh vực và có một sự trùng hợp về thương hiệu và phong cách kinh doanh.
Nếu quý vị cần tư vấn thêm về những nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại, hãy liên hệ ngay với tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn miễn phí.