CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN LÀ GÌ
Điều đầu tiên khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phải hiểu nó là gì.
Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp Luật số: 68/2014/QH13 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật .
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Tham khảo == > Thành lập công ty tại Vinh
VỐN VÀ TƯ CÁCH PHÁP LÝ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
– Đặc điểm về tư cách pháp lý : Công ty tnhh có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty tnhh được xác định kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ của công ty tnhh do những giao dịch trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc nghĩa vụ công ty.
– Đặc điểm về vốn: Công ty tnhh có tài sản riêng. Tài sản riêng của công ty là một khối thống nhất. tách biệt khỏi tài sản riêng của các thành viên và được thể hiện bằng tiền thông qua khái niệm vốn.
– Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm: Giới hạn trách nhiệm của công ty về mọi hoạt động của mình là tài sản riêng của công ty. Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty và cũng được giới hạn trong phạm vi vốn mà họ đã cam kết góp vào công ty. Điều này có nghĩa là ngay cả khi, thành viên đó chưa thực sự góp vốn vào công ty mà mới chỉ đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty
NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.
– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật Doanh nghiệp;
– Tuân thủ Điều lệ công ty;
– Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên;
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp;
– Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
Vi phạm pháp luật
Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác
Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
HÔ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY BAO GỒM:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
2. Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền ký từng trang);
3. Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
4. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) đối với thành viên sáng lập là cá nhân.
5. Bản sao: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.
6. Các loại giấy tờ khác:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).