Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Quy định và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Do vậy, việc xác định rõ quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Quy định và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Quy định và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn:  Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, một trong các trường hợp giải thể doanh nghiệp là giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần. Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình. Việc chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty khác nhau. Số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần là ba, con số này là hai đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Đối với công ty hợp danh, pháp luật quy định phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 5 trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
  1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  2. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
  3. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  4. Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểu c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  5. Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án
  • Điều kiện doanh nghiệp được giải thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định theo pháp luật cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

 

Quy định và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân (Nguồn internet)

Quy định và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân (Nguồn internet)

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ:

Người đại diện nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD.

Hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua:

  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có)

Về phía doanh nghiệp tư nhân, khi làm thủ tục giải thể thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ và chính xác theo quy định của pháp luật tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT hoặc gửi thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia (nếu đăng ký qua mạng điện tử).

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp tư nhân;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận. (đối với DN xã hội nếu có)
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận