Văn phòng tư vấn quản lý công ty tại Nghệ An  - Thủ tục thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ở Nghệ An Thành lập công ty tại Vinh  - Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An  - Dịch vụ Thành lập công ty ở Nghệ An

Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty theo đúng quy định luật doanh nghiệp

Mặc dù chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên về hoạt động kinh doanh thì chúng được phép thực hiện những hoạt động kinh doanh để sinh lời trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trong bài viết này tư vấn Blue xin hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty theo đúng quy định luật doanh nghiệp như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm những tài liệu gì?

Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh cần chuẩn bị các tài liệu sau

1. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh ban hành kèm theo thông tư 20.

Nội dung giấy đề nghị ngoài việc lưu ý hình thức hoạch toán bạn còn phải cẩn trọng khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh của chi nhánh. Thông thường do chi nhánh chỉ thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp nên nếu công ty có nhiều ngành nghề thì bạn chỉ được lựa chọn một số ngành thôi và đương nhiên không được thêm các ngành nghề mà công ty chủ quản không có.

2. Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh.

3. Bản sao giấy tờ của Giám đốc chi nhánh và hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (Nếu có).

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh được phòng đăng ký kinh doanh giải quyết trong từ 03 – 05 ngày làm việc, tuy nhiên trên thực tế thường lâu hơn do một số nguyên nhân khách quan sau

Thứ nhất là việc doanh nghiệp chưa có thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia dẫn tới việc xin cấp mã số thuế chi nhánh bị lỗi. Phòng ĐKKD sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp cập nhật thông tin công ty chủ quản trước khi thụ lý lại đề nghị thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.

Thứ hai việc thực hiện thủ tục tiến hành tại Phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt trụ sở chính – Xa công ty chủ quản. Nên nếu có sai sót dù nhỏ thì việc ký, đóng dấu lại hồ sơ cũng làm chậm quá trình thực hiện công việc.

Trình tự nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Cách thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa Sở kế hoạch đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở hoặc nộp hồ sơ qua mạng.

Lệ phí nhà nước: 400.000 VNĐ (Bao gồm: 100.000 VNĐ lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; 300.000 VNĐ lệ phí đăng công bố thông tin)

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi. Thời gian giải quyết sẽ tính từ ngày doanh nghiệp nộp lại hồ sơ theo hướng dẫn của Phòng đăng ký kinh doanh.

Khi đi nhận kết quả người nhận kết quả sẽ phải xuất trình: Văn bản ủy quyền; Giấy hẹn trả kết quả; Giấy tờ tùy thân bản gốc.

Lưu ý:

Hình thức hoạch toán của chi nhánh công ty trong cùng 1 tỉnh:

Khi đăng ký thành lập chi nhánh, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn hình thức hoạch toán phù hợp cho chi nhánh của công ty mình.

Có 2 hình thức hoạch toán: Hoạch toán độc lập và hoạch toán phụ thuộc.

Nên lựa chọn hình thức hoạch toán chi nhánh thế nào?

Doanh nghiệp được quyền lựa chọn hoạt động chi nhánh theo hình thức hoạch toán độc lập hoặc phụ thuộc. Đối với hình thức hoạch toán độc lập thì chi nhánh có đủ các thẩm quyền kinh doanh trong nội dung hoạt động mà doanh nghiệp đăng ký cho bao gồm cả ký hợp đồng và xuất hóa đơn cho đối tác. Trường hợp còn lại khi chi nhánh hoạt động theo hình thức hoạch toán phụ thuộc thì chỉ phải kê khai và nộp thuế môn bài, các khoản thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoạch toán và kê khai về công ty mẹ. Loại hình này doanh nghiệp chỉ thường lựa chọn khi địa điểm kinh doanh mới định triển khai chỉ đơn thuần là: Văn phòng giao dịch, kho chứa hàng hoặc địa điểm giữ 1 vai trò nhất định trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạch toán độc lập: Chi nhánh đăng ký hình thức này phải làm các công việc như sau

  • Khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế
  • Đóng thuế môn bài chi nhánh
  • Mua thiết bị chữ ký số chi nhánh
  • Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh
  • Khai báo thuế hàng quý và báo cáo tài chính cuối năm
  • Đóng thuế thu nhập chi nhánh

Hoạch toán phụ thuộc: Chi nhánh đăng ký hình thức này phải làm

  • Khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế
  • Đóng thuế môn bài chi nhánh
  • Công tác báo cáo kế toán chi nhánh gộp chung với công ty mẹ để báo cáo

Lưu ý: Đối với chi nhánh có ngành ăn uống thì sẽ luôn mặc định là hoạch toán độc lập, vì ngành này đăng ký hoạt động ở quận nào thì cơ quan thuế huyện đó sẽ quản lý. Cho nên đối với những công ty khi mở chi nhánh mà không phải hoạt động ngành ăn uống, để được hoạch toán phụ thuộc thì trong những ngành nghề của chi nhánh nên loại bỏ những ngành ăn uống ra khỏi danh sách ngành nghề chi nhánh.

Mọi vấn đề vướng mắc cần hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty theo đúng quy định luật doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận