Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này tư vấn Blue xin tư vấn đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân theo đúng quy định như sau:
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Cá nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động doanh nghiệp. Thông thường, chủ doanh nghiệp là giám đốc trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng có trường hợp vì lý do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đó. Do tính chất một chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý và chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai.
Đặc điểm này cho phép phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình doanh nghiệp do nhiều người cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty tương ứng với phần góp vốn của mình.
- DNTN phải có mức vốn không thấp hơn mức vốn đăng ký.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm khác nhau giữa DNTN với công ty TNHH và công ty cổ phần là những cơ sở kinh doanh mà những người chủ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
– Quyền quản lý doanh nghiệp : chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế ; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp : do chủ doanh nghiệp tự khai và có nghĩa vụ khai báo chính xác. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê đưa vào hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Cho thuê doanh nghiệp : Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
– Bán doanh nghiệp tư nhân : Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Tạm ngừng hoạt động : chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Các bước thực hiện
Cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính Công ty (BPMC) hoặc nộp hồ sơ online qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Cá nhân/ tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;
+ Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết;
Hiện tại số đăng ký kinh doanh và mã số thuế được hợp nhất thành mã số doanh nghiệp ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp;
2. Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước;
Các loại giấy tờ khác: Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Mọi vấn đề vướng mắc về đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.