Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham khảo ==> Thành lập doanh nghiệp Thanh Hóa
Trình tự thực hiện thành lập chi nhánh
Bước 1: Soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh:
Thủ tục thành lập chi nhánh được quy định tại Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/ 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:
- Thông báo lập Chi nhánh.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh.
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của người đứng đầu chi nhánh.
Bước 2 : Tiến hành đăng ký nộp hồ sơ qua mạng điện tử (Điểm mới ) – Sau khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ thực hiện bước tiếp theo
- Sau khoảng 3 ngày làm việc, hồ sơ hợp lệ sẽ được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh với nộp hồ sơ bằng bản giấy. Nộp hồ sơ trên cổng điện tử với doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp mang hồ sơ bản cứng đến văn phòng đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được nhận thông báo bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3 : Nộp hồ sơ bản gốc tại phòng đăng ký kinh doanh thành phố và nhận kết quả
Thông tin của Chi nhánh Công ty dự định thành lập bao gồm:
- Tên Chi nhánh Công ty dự định thành lập: Tên Chi nhánh Công ty bằng tiếng Việt; Tên Chi nhánh Công ty bằng tiếng nước ngoài; Tên Chi nhánh Công ty viết tắt.
- Địa chỉ trụ sở Chi nhánh Công ty ghi rõ các nội dung thông tin sau: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn, Xã/Phường/Thị trấn, Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh, Tỉnh/Thành phố. Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax (nếu có).
- Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Công ty: Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông tin người đứng đầu Chi nhánh Công ty: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- Thông tin đăng ký thế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của Chi nhánh Công ty;
- Họ và tên, chức danh, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quy định thuế với chi nhánh công ty
Khi thành lập chi nhánh khác tỉnh phải có con dấu và hóa đơn riêng. Chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài và thuế GTGT phát sinh. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thì công ty phải đóng. Vì vậy chi nhánh cần làm thủ tục xin cấp dấu và in hóa đơn.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, khi công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng cửa theo.
Trên đây là các chia sẻ về thủ tục thành lập văn phòng đại diện cũng như quy trình thành lập chi nhánh. Hy vọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Quy định về thuế môn bài chi nhánh
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.
Quy định về thuế TNDN
Tại Điều 12 Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế như sau:
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
Quy định về Thuế GTGT chi nhánh
Tại Điều 11, Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai thuế GTGT như sau:
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
- Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.”
Hãy liên hệ với CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BLUE
Địa chỉ: Số 146 Nguyễn Sỹ Sách (Tầng 4), TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0974 208 518 – 0947 502 028 để nhận được những dịch vụ tốt nhất