Công bố sản phẩm là công việc vô cùng qua trọng đối với các doanh nghiệp, và càng phải thận trọng cũng như phải có đầy đủ giấy tờ kèm theo. Hiểu được tầm quạn trọng của việc công bố sản phẩm, luật Blue Long An xin được gửi đến quý vị một số quy định về công bố sản phẩm quan trọng không thể bỏ qua như sau.
Những quy định về công bố sản phẩm.
Công bố sản phẩm là việc mà các doanh nghiệp phải làm để có được giấy phép lưu hành sản phẩm trong tay, đưa các sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được lưu hành tự do trên toàn quốc. Công bố sản phẩm là một quá trình gồm nhiều công đoạn tương đối phức tạp, bắt buộc phải hiểu biết về luật, nắm chắc các thủ tục cần thiết để đăng ký nên vấn đề luôn luôn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Sau đây là một số vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần biết nằm trong quy định về công bố sản phẩm của Chính phủ để quá trình diễn ra đơn giản, nhanh chóng nhất.
Đối tượng cần được công bố
Theo điều 6 của Nghị định số 15/018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, cá nhân sản xuất, tổ chức kinh doanh thực phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm đối với các đối tượng sau:
- Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học.
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
- Các loại phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc phụ gia không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, không đứng đối tượng sử dụng được quy định bởi Bộ Y tế.
Công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?
Khi đăng ký công bố sản phẩm, các cá nhân tổ chức cần xác định rõ đối tượng sản phẩm cần được công bố nằm trong nhóm nào để gửi hồ sơ đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
- Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm sẽ nộp đến Bộ Y tế.
- Thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi và thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt được nộp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong trường hợp cần đăng ký cho sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Bộ y tế và cơ quan nhà nước thì tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nộp đến Bộ y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nào thì nộp về cơ quan đó.
Thời hạn của giấy công bố chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm khi được được công bố đều có thời hạn nhất định, sau khi hết thời hạn, nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường thì cần được làm thủ tục công bố lại từ đầu. Cụ thế như sau:
- 5 năm đối với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương.
- 3 năm đối với những cơ sở không có các chứng chỉ trên.
Thời hạn thực hiện công bố
Sau khi tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau khoảng 40 đến 45 ngày sẽ có giấy xác nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Kết quả được trả bằng hình thức online.
Hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm.
Trình tự công bố chất lượng sản phẩm.
Trong Điều 8 Nghị định số 15/018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành cũng nêu rõ quy trình công bố sản phẩm diễn ra như sau:
Bước 1 – Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện, qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến các cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2 – Xử lý hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nghiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo mẫu 03 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 15/018/NĐ-CP.
Bước 3 – Sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
Nếu không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hay cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản trả lại trong vòng 7 ngày. Sau 90 ngày tính từ khi nhận được công văn trả lại mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Ngoài ra, cũng theo quy định về công bố sản phẩm trong Nghị định số 15/018/NĐ-CP còn nêu rõ nếu cá nhân, tổ chức muốn thay đổi tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần thì buộc phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì cần gửi văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thẩm quyền về các nội dung cần thay đổi.
Bước 4 – Công bố sản phẩm: Sau quá trình thẩm định, hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn không cần chỉnh sửa bổ sung, cơ quan có trách nhiệm thông báo tên, sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Bước 5 – Nộp phí: Cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ phí cho cơ quan theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Một bộ hồ sơ đầy đủ để đăng ký làm công bố sản phẩm bao gồm các giấy tờ pháp lý như sau:
- Bản công bố sản phẩm theo mẫu.
- Giấy chứng nhận sản phẩm được lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng, co phép được bán tự do trên thị trường của quốc gia sản xuất/nhập khẩu.
- Phiếu kiểm định an toàn thực phẩm có thời hạn 12 tháng tính từ ngày được cấp kiểm định đến ngày đăng ký công bố.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng hay thành phần cấu tạo của sản phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Hình ảnh sản phẩm. Nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ sản phẩm.
- Bản dịch công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng tiếng Việt.
- Những lợi ích doanh nghiệp nhận được khi công bố sản phẩm.
Công bố sản phẩm chính là việc cá nhân, tổ chức công bố sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất phù hợp với quy chuẩn. Theo các chuyên gia, đăng ký công bố sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích trong sản xuất kinh doanh. Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi công bố sản phẩm đó là giúp cho các sản phẩm có thể lưu thông một cách dễ dàng trên thị trường, làm tăng độ tin cậy của khách hàng dành cho sản phẩm đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đây được coi như là điều kiện để thúc đẩy sản phẩm bán chạy hơn, nâng cao doanh số bán hàng.
Lợi ích tiếp theo không thể không nhắc đến khi làm công bố sản phẩm đó là sản phẩm đó đã đảm bảo an toàn vệ sinh chất lượng cho sản phẩm cũng như cho sức khỏe người dùng nên dễ tiếp cận, tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm đã được công bố sẽ có lợi thế trong cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại chưa được công bố để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Ngoài ra, doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm cũng là hình thức để họ kiểm soát quá trình sản xuất, ổn định chất lượng, cải tiến năng suất, giảm tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, tránh lãng phí.