Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tuy nhiên chủ doanh nghiệp không muốn giải thể công ty mà muốn qua giai đoạn khó khăn sẽ tiến hành hoạt động tiếp, khi đó giải pháp tạm ngừng kinh doanh là giải pháp tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tìm cơ hội trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình. Trong bài viết này tư vấn Blue thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:
Thời gian tạm ngừng kinh doanh được cho phép
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014 “Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.”
Ví dụ: Ngày 01/01/2018 Khách hàng nộp hồ sơ tạm ngừng lên Sở kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ hợp lệ, thì Công ty được tạm ngừng từ ngày 15/01/2018.
Về thời hạn xin tạm ngưng, Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Ví dụ: Công ty ABC muốn tạm ngưng hoạt động kinh doanh liên tiếp trong hai năm 2018 đến 2019 thì làm hồ sơ như sau
Lần 1: Nộp hồ sơ ngày 15/12/2017: Đăng ký tạm ngừng hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018.
Lần 2: Nộp hồ sơ ngày 15/12/2018: Đăng ký tạm ngừng hoạt động từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019.
Nếu khách hàng đăng ký tạm ngừng nguyên năm như vậy thì không phải làm báo cáo quý, báo cáo tài chính cho công ty trong những năm tạm ngưng. Và không phải nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài công ty.
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Đối với công ty TNHH 01 Thành viên, Doanh nghiệp tư nhân
- Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
- Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
Đối với công ty TNHH 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần
- Thông báo của công ty về việc tạm ngừng (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu)
- Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 02 thành viên trở lên) hoặc Quyết định của Hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. (Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu)
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 02 thành viên trở lên) hoặc Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Tất cả các thành viên hoặc cổ đông trong công ty cùng ký.)
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Sau khi đủ điều kiện cấp Giấy đăng ký tạm ngừng, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện và gửi hồ sơ thuế trong vòng 30 – 40 ngày. Nếu doanh nghiệp không gửi hồ sơ đến cơ quan thuế xử lý, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và phải đóng thuế hàng quý theo quy định.
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuế doanh nghiệp cần xử lý với cơ quan thuế bao gồm: tờ khai, thuế giá trị gia tăng, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính (nếu hoạt động quá 3 tháng trong 1 năm)… Sau khi cung cấp đầy đủ các hồ sơ thủ tục, cơ quan thuế sẽ ra thông báo xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế hoặc các vấn đề liên quan. Như vậy, thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế mới hoàn tất.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục tạm ngừng kinh doanh, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.